Giỏ hàng của bạn trống!
Các dấu hiệu trẻ có vấn đề tâm lý, cha mẹ cần biết! | Safe and Sound
Làm sao để cha mẹ có thể phân biệt khi nào trẻ chỉ đang trải qua giai đoạn phát triển tâm lý tự nhiên và khi nào trẻ thực sự gặp vấn đề? Thực tế có không ít trẻ đang âm thầm đối mặt với nhiều bất ổn mà không biết cách bày tỏ. Nếu cha mẹ không nhận ra sớm các dấu hiệu cảnh báo, những vấn đề tâm lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ những biểu hiện cần lưu ý và có cách hỗ trợ con đúng lúc, đúng cách.
Nguyễn Thị Mai Anh | Cử nhân Tâm lý học – Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần Safe and Sound
Viện Ứng Dụng Công Nghệ Y Tế
1. Dấu hiệu cho thấy trẻ có vấn đề tâm lý
Dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể khác nhau ở mỗi trẻ, tùy thuộc vào độ tuổi, tính cách và hoàn cảnh sống. Tuy nhiên nhìn chung, một số biểu hiện thường gặp bao gồm thay đổi rõ rệt về tâm trạng, hành vi, giấc ngủ, ăn uống hoặc thành tích học tập. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo quan trọng mà cha mẹ nên lưu ý:
Ảnh 1: Dấu hiệu trẻ có vấn đề tâm lý cha mẹ nên lưu ý
1.1. Dấu hiệu về hành vi
- Thay đổi đột ngột trong thói quen sinh hoạt
Một trong những dấu hiệu hành vi dễ nhận thấy ở trẻ gặp vấn đề tâm lý là sự thay đổi bất thường trong thói quen hằng ngày. Trẻ có thể ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ thường xuyên, ăn uống thất thường, lười vận động hay trở nên cáu gắt khi phải tuân theo lịch sinh hoạt trước đó. Những thay đổi này có thể là phản ứng tâm lý trước áp lực hoặc căng thẳng kéo dài mà trẻ chưa biết cách diễn đạt bằng lời nói.
- Trở nên bướng bỉnh, nổi loạn hoặc ngoan ngoãn bất thường
Khi trẻ có dấu hiệu bất ổn tâm lý, hành vi thường thay đổi theo chiều hướng cực đoan. Một số trẻ trở nên bướng bỉnh, dễ nổi nóng, phản kháng mạnh với người lớn, đây là cách trẻ phản ứng trước căng thẳng và mệt mỏi trong học tập, gia đình hoặc các mối quan hệ xung quanh. Ngược lại, một số trẻ lại đột nhiên quá ngoan ngoãn, vâng lời tuyệt đối, không dám thể hiện ý kiến cá nhân. Điều này tưởng chừng như tích cực nhưng thực chất có thể bắt nguồn từ tâm lý sợ hãi hoặc ức chế lâu dài. Những thay đổi như vậy không nên xem nhẹ.
- Có xu hướng tránh né người thân hoặc bạn bè
Theo các chuyên gia tâm lý, nếu trẻ bỗng trở nên thu mình, không muốn trò chuyện với người thân, né tránh bạn bè hoặc từ chối tham gia các hoạt động xã hội từng yêu thích, thì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề tâm lý. Trẻ có thể cảm thấy không ai hiểu mình, không an toàn hoặc tự ti về bản thân. Nếu tình trạng này kéo dài, cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến gặp chuyên gia để được đánh giá và hỗ trợ đúng cách, tránh những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài.
1.2. Dấu hiệu về cảm xúc
- Buồn bã kéo dài, khóc không rõ lý do
Trẻ đôi khi cũng trải qua cảm giác buồn bã, thất vọng như người lớn. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên buồn bã, dễ xúc động, dễ khóc mà không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề tâm lý tiềm ẩn. Những biểu hiện này có thể xuất phát từ căng thẳng học đường, áp lực từ gia đình, hoặc cảm giác cô đơn, không được thấu hiểu. Khi cảm xúc tiêu cực kéo dài mà không được giải tỏa, trẻ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí có nguy cơ trầm cảm.
- Lo âu, căng thẳng quá mức
Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo rằng, nếu trẻ thường xuyên lo âu, sợ hãi quá mức với những tình huống hàng ngày, như sợ đến trường, sợ nói chuyện trước lớp, hoặc luôn nghĩ đến điều tồi tệ sẽ xảy ra, thì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang có các vấn đề tâm lý. Khi các biểu hiện lo âu, căng thẳng vượt ngoài tầm kiểm soát, phụ huynh nên tìm đến chuyên gia tâm lý để trẻ được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
- Dễ nổi nóng hoặc cáu gắt
Trẻ thường xuyên mất bình tĩnh, dễ cáu gắt, nổi nóng chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, những phản ứng này không phải “hư hỏng”, “khó chiều” mà có thể xuất phát từ căng thẳng kéo dài, cảm giác mệt mỏi hoặc thất vọng không được giải tỏa. Trẻ cảm thấy bức bối nhưng không biết cách diễn đạt nên phản ứng bằng sự giận dữ. Nếu hành vi này lặp lại thường xuyên, phụ huynh cần quan sát kỹ để nhận diện sớm vấn đề tâm lý bên trong.
Xem thêm: Trẻ hay cáu gắt, nóng tính có phải dấu hiệu bệnh về tâm lý?
1.3. Dấu hiệu về thể chất
- Ngủ quá nhiều, buồn ngủ suốt cả ngày hoặc ngủ quá ít
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ, ví dụ như ngủ quá nhiều, mất ngủ, hay luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề tâm lý. Khi trẻ căng thẳng, lo âu hoặc trải qua những thay đổi lớn, chu kỳ giấc ngủ dễ bị xáo trộn. Việc thiếu ngủ kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, khó tập trung, giảm trí nhớ và dễ cáu gắt, trong khi ngủ quá nhiều lại là cách để né tránh cảm xúc tiêu cực. Nếu tình trạng này không cải thiện sau khi điều chỉnh sinh hoạt, phụ huynh nên cân nhắc đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ đúng cách
- Kén ăn hoặc ăn rất nhiều
Sự thay đổi thất thường trong thói quen ăn uống như kén ăn quá mức hoặc ăn uống vô độ phản ánh các rối loạn tâm lý ở trẻ. Một số trẻ ăn rất ít do lo âu, buồn chán, ngược lại, có trẻ lại tìm đến đồ ăn như một cách giảm căng thẳng. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn cảnh báo những tổn thương tâm lý sâu xa hơn.
- Hay kêu đau đầu, đau bụng mà không rõ nguyên nhân
Trẻ đôi khi than phiền về các triệu chứng như đau đầu, đau bụng, buồn nôn… nhưng khi kiểm tra y tế thì không phát hiện nguyên nhân cụ thể. Điều này có thể bắt nguồn từ những vấn đề tâm lý mà trẻ gặp phải. Khi trẻ thường xuyên kêu đau mà không rõ nguyên nhân, cha mẹ không nên chỉ dừng lại ở việc cho uống thuốc mà cần xem xét đến yếu tố tâm lý.
1.4. Dấu hiệu về học tập và các mối quan hệ xã hội
- Kết quả học tập giảm sút rõ rệt
Nếu trẻ đột nhiên mất tập trung, giảm sút thành tích học tập một cách rõ rệt, cha mẹ không nên chỉ quy trách nhiệm cho sự lười biếng hay thiếu nỗ lực. Trong nhiều trường hợp, đây là biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý. Những cảm xúc tiêu cực của trẻ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ghi nhớ và động lực học tập. Trẻ cũng có thể đang chịu áp lực từ môi trường học đường hoặc gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè và giáo viên.
- Không muốn đến trường, sợ giao tiếp với bạn bè.
Khi trẻ liên tục tìm cách tránh đến trường, viện cớ bị bệnh hoặc thể hiện sự sợ hãi khi giao tiếp, khả năng cao trẻ đang trải qua khủng hoảng tâm lý. Bên cạnh đó, việc không thích chơi với những đứa trẻ khác hoặc gặp khó khăn trong việc kết bạn cũng là những dấu hiệu cha mẹ không nên bỏ qua. Trẻ có thể cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi trong môi trường xã hội, hoặc không đủ tự tin để hòa nhập. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp cũng như cảm xúc của trẻ trong tương lai.
2. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có các dấu hiệu về vấn đề tâm lý?
- Quan sát cẩn thận và ghi lại những bất thường của trẻ
Khi nghi ngờ trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc ghi chép hành vi hằng ngày của trẻ trong vòng một đến hai tuần. Điều này giúp xác định rõ hơn các dấu hiệu bất thường cũng như cung cấp thông tin cụ thể cho chuyên gia tâm lý nếu cần tư vấn. Nhật ký nên ghi chú những đặc điểm nổi bật như: hành vi thay đổi ra sao, xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày, kéo dài bao lâu, tần suất xảy ra, điều gì xảy ra trước và sau hành vi đó, và liệu trẻ có đang trải qua sự căng thẳng hay mệt mỏi nào không.
Ảnh 2: Cha mẹ nên chú ý đến những bất thường của trẻ
- Giao tiếp với trẻ nhẹ nhàng, không phán xét.
Nếu nhận thấy những biểu hiện tâm lý bất thường ở trẻ, điều quan trọng là cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, thấu hiểu và không phán xét. Việc tra hỏi gay gắt, trách mắng hay ép buộc con phải “bình thường lại” chỉ khiến trẻ thu mình hơn. Cha mẹ có thể chủ động mở lời, trò chuyện bằng thái độ nhẹ nhàng, kiên nhẫn và tôn trọng để giúp trẻ cảm thấy được thấu hiểu. Đôi khi, chỉ cần lắng nghe cũng đủ để trẻ cảm thấy yên tâm. Nếu trẻ không muốn nói ngay, hãy cho con thời gian và đảm bảo con biết rằng con có thể chia sẻ bất cứ lúc nào.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết
Cha mẹ nên kết hợp với giáo viên, nhà trường để phát hiện và can thiệp sớm các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Nhà trường có thể cung cấp thông tin về hành vi của trẻ trong môi trường học đường, đây là nơi các dấu hiệu như mất tập trung, sợ giao tiếp, hay căng thẳng, mệt mỏi sẽ dễ được nhận diện hơn.
Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu về vấn đề tâm lý kéo dài từ hai tuần trở lên, đặc biệt là né tránh, thu mình, hoặc có những biểu hiện nghiêm trọng như nói về việc làm hại bản thân, tự tử hoặc lên kế hoạch thực hiện điều đó, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Đây là những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng về vấn đề tâm lý nghiêm trọng mà trẻ đang đối mặt. Trong trường hợp này, việc tìm đến chuyên gia tâm lý là điều cần thiết. Các chuyên gia sẽ giúp đánh giá tình trạng tâm lý của trẻ một cách chính xác và đưa ra những định hướng can thiệp phù hợp, từ đó giúp trẻ thoát khỏi trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài và hỗ trợ phục hồi tâm lý một cách an toàn.
Với sự phối hợp giữa Bác sĩ Tâm thần - Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”.
Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia
- Tại Fanpage Bác sĩ tâm lý SNS
- Hoặc tải và đặt lịch tham vấn trên ứng dụng Safe and Sound để quản lý và theo dõi lịch mọi lúc, mọi nơi
Safe and Sound - thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT)
Xem thêm: